Hàng năm, vào tháng 4 âm lịch, đại lễ Phật Đản diễn ra như lễ hội văn hóa tâm linh lớn tại Việt Nam và ở những nước theo đạo Phật. Có thể nói, lễ Phật Đản là một tín ngưỡng đặc biệt, tưởng nhớ ngày sinh cùng phẩm hạnh từ bi và trí tuệ của Đức Phật Gotama_Bậc chánh đẳng chánh giác duy nhất trên thế gian này.
Dân gian thường nói đến Lễ Phật Đản, Ngày Tam Hợp nhưng theo nhiều cách hiểu và thông tin khác nhau. Do vậy, hôm nay lịch âm sẽ gửi đến bạn những chia sẻ tin cậy nhất về Ngày Tam Hợp, để chúng ta hiểu đúng và thêm tăng trưởng đức tin.
Theo Theravada - Phật Giáo Nguyên Thủy, ngày Tam Hợp, hay gọi là ngày Vesak:
1. Là ngày Đức Bồ Tát đản sinh là Đức Thái Tử Siddhattha ( Rằm tháng 4 âm lịch).
2. Là ngày Đức Bồ Tát Siddhattha giác ngộ thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác, có danh hiệu Đức Phật Gotama ( Rằm tháng 4 âm lịch).
3. Là ngày Đức Phật Gotama nhập Đại Niết Bàn ( Rằm tháng 4 âm lịch).
Ngày Vesak chính là ngày Rằm tháng 4 Âm Lịch hàng năm.
Ngày rằm tháng tư là ngày Đức-Bồ-tát Thái-tử Siddhattha đản sinh ra đời tai khu vườn Lumbinī (nay thuộc về nước Nepal).
35 năm sau, vào ngày rằm tháng tư, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama tại khu rừng khu Uruvelā, tròn đúng 35 tuổi (nay là Buddhagayā, nước India).
Và Đức-Phật Gotama thuyết pháp tế độ chúng-sinh suốt 45 năm, đến ngày rằm tháng tư, Đức-Phật Gotama tịch diệt Niết-bàn tại khu rừng Kusinārā, lúc tròn đúng 80 tuổi (nước India).
Là những người được học và thực hành con đường cổ xưa, thực hành lời dạy của Đức Phật, ai cũng từng biết đến hình tượng Đức Thích Ca lúc mới sinh với câu nói đầu tiên:“Ta là bậc tối thượng trong thế gian này; Ta là bậc tối tôn trong thế gian này; Ta là bậc tối thắng trong thế gian này; Đây là lần sinh cuối cùng, không còn tái sinh trở lại nữa”. Theo Kinh Đại Bổn.
Và sau khi Thành Đạo, câu nói đầu tiên Đức Phật nói: “Lang thang bao kiếp sống, ta tìm nhưng chẳng gặp. Người xây dựng nhà này, khổ thay phải tái sanh. Ôi người làm nhà kia ( ái) nay ta đã thấy Ngươi. Người không làm nhà nữa. Đòn tay ( thân) ngươi bị gãy. Cột (Phiền não) ngươi bị tan. Tâm ta đạt tịch diệt, tham ái thảy tiêu vong”. Theo Kinh Bát Cú.
Lời cuối cùng sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, Ngài nói: “Này các Tỳ Kheo, nay ta khuyên dạy các ngươi. Các Pháp hữu vi là vô thường, hãy tinh tấn, chớ dễ duôi thất niệm”. Theo Đại kinh Bát Niết Bàn.
Những lời dạy trên gắn với mốc quan trọng trong Ngày Tam Hợp. Cuộc đời của Đức Phật, câu chuyện về những năm tháng hành đạo và truyền đạo của Đức Phật đã được ghi chép trong nhiều cuốn kinh quý.
Vào ngày Lễ Phật Đản, là Phật tử chúng ta thường thực hành việc trì giới biết ơn Tam bảo: Gồm Đức Phật - Đức Pháp và Đức Tăng với nhiều cách thể hiện như: cúng dường hương hoa, nghe thuyết Pháp, thực hành thiền, Quy Y và giữ Ngũ giới theo lời Phật dạy.
Đây là dịp để mỗi chúng ta soi lại tâm mình, mở lòng từ bi, thực hành bố thí và làm việc thiện nhiều hơn; hướng vào bên trong và tu sửa chính mình và sống thanh tịnh hơn, an vui hơn.
Do vậy, ý nghĩa của Ngày Tam Hợp_Đại lễ Phật Đản là rất lớn; không chỉ là dịp tưởng nhớ đến Ngày Đản sinh, Ngày Thành Đạo, Ngày nhập Niết Bàn của Đức Phật mà còn là cơ hội để chúng ta cùng suy ngẫm về hành trình của Ngài, từ đó truyền cảm hứng cho bản thân trên con đường thượng thiên mênh mang này, để chọn cho mình một hạnh nguyện.
2. Là ngày Đức Bồ Tát Siddhattha giác ngộ thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác, có danh hiệu Đức Phật Gotama ( Rằm tháng 4 âm lịch).
3. Là ngày Đức Phật Gotama nhập Đại Niết Bàn ( Rằm tháng 4 âm lịch).
Ngày Vesak chính là ngày Rằm tháng 4 Âm Lịch hàng năm.
Ngày rằm tháng tư là ngày Đức-Bồ-tát Thái-tử Siddhattha đản sinh ra đời tai khu vườn Lumbinī (nay thuộc về nước Nepal).
35 năm sau, vào ngày rằm tháng tư, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama tại khu rừng khu Uruvelā, tròn đúng 35 tuổi (nay là Buddhagayā, nước India).
Và Đức-Phật Gotama thuyết pháp tế độ chúng-sinh suốt 45 năm, đến ngày rằm tháng tư, Đức-Phật Gotama tịch diệt Niết-bàn tại khu rừng Kusinārā, lúc tròn đúng 80 tuổi (nước India).
Ý nghĩa của Ngày Tam Hợp_Lễ Phật Đản.
Đại lễ Phật đản có nhiều ý đối với cộng đồng, đặc biệt là những người đã và đang hành thiện theo Phật giáo, thông qua đại lễ chúng ta thể hiện: lòng tôn kính, tri ân và biết ơn đối với bậc chí tôn, người tìm ra con đường tu giải thoát, người được Liên Hợp quốc tôn vinh, được thế giới tiến bộ ca ngợi về trí tuệ, đạo hạnh từ bi và tinh thần hòa bình, hướng con người đến cuộc sống nhân văn, ý nghĩa.Là những người được học và thực hành con đường cổ xưa, thực hành lời dạy của Đức Phật, ai cũng từng biết đến hình tượng Đức Thích Ca lúc mới sinh với câu nói đầu tiên:“Ta là bậc tối thượng trong thế gian này; Ta là bậc tối tôn trong thế gian này; Ta là bậc tối thắng trong thế gian này; Đây là lần sinh cuối cùng, không còn tái sinh trở lại nữa”. Theo Kinh Đại Bổn.
Và sau khi Thành Đạo, câu nói đầu tiên Đức Phật nói: “Lang thang bao kiếp sống, ta tìm nhưng chẳng gặp. Người xây dựng nhà này, khổ thay phải tái sanh. Ôi người làm nhà kia ( ái) nay ta đã thấy Ngươi. Người không làm nhà nữa. Đòn tay ( thân) ngươi bị gãy. Cột (Phiền não) ngươi bị tan. Tâm ta đạt tịch diệt, tham ái thảy tiêu vong”. Theo Kinh Bát Cú.
Lời cuối cùng sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, Ngài nói: “Này các Tỳ Kheo, nay ta khuyên dạy các ngươi. Các Pháp hữu vi là vô thường, hãy tinh tấn, chớ dễ duôi thất niệm”. Theo Đại kinh Bát Niết Bàn.
Những lời dạy trên gắn với mốc quan trọng trong Ngày Tam Hợp. Cuộc đời của Đức Phật, câu chuyện về những năm tháng hành đạo và truyền đạo của Đức Phật đã được ghi chép trong nhiều cuốn kinh quý.
Vào ngày Lễ Phật Đản, là Phật tử chúng ta thường thực hành việc trì giới biết ơn Tam bảo: Gồm Đức Phật - Đức Pháp và Đức Tăng với nhiều cách thể hiện như: cúng dường hương hoa, nghe thuyết Pháp, thực hành thiền, Quy Y và giữ Ngũ giới theo lời Phật dạy.
Đây là dịp để mỗi chúng ta soi lại tâm mình, mở lòng từ bi, thực hành bố thí và làm việc thiện nhiều hơn; hướng vào bên trong và tu sửa chính mình và sống thanh tịnh hơn, an vui hơn.
Do vậy, ý nghĩa của Ngày Tam Hợp_Đại lễ Phật Đản là rất lớn; không chỉ là dịp tưởng nhớ đến Ngày Đản sinh, Ngày Thành Đạo, Ngày nhập Niết Bàn của Đức Phật mà còn là cơ hội để chúng ta cùng suy ngẫm về hành trình của Ngài, từ đó truyền cảm hứng cho bản thân trên con đường thượng thiên mênh mang này, để chọn cho mình một hạnh nguyện.
Lễ Phật Đản cũng là minh chứng cho lòng tin, sự vĩnh cửu về hình ảnh Đức Phật trong tâm thức của người Phật tử trên toàn thế giới. Dù lịch phật 5000 năm đang rút ngắn lại, nhưng giáo Pháp của Ngài cùng trí tuệ của Ngài mãi mãi là ngọn đuốc sáng dẫn dắt chúng sinh nhân gian. Với lòng biết ơn và sự tôn kính gửi đến Đức Phật, mong rằng những thông tin này sẽ giúp các bạn cùng hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa và nguồn gốc của ngày Tam hợp và Lễ Phật Đản mỗi dịp tháng 4 về.