HÀ NỘI 36 PHỐ PHƯỜNG - PHỐ BÁT SỨ.

Published: 14-6-2024
Hà Nội 36 phố phường - Người dân phố Bát Sứ lâu đời đa số gốc ở mấy làng từ Hà Đông ra như Tả Thanh Oai, Cự Đà, Bình Đà, những người họ Nguyễn, họ Bùi, họ Phạm. Phố này trước đây chuyên bán các thứ bát, đĩa, ấm, chén bằng sứ nên lấy tên mặt hàng mà đặt có phố. Có một thời phố này còn bán các bát, đĩa, đồ sứ nhập từ Trung Quốc nên được gọi là phố Bát ngô.
Phố Bát Sứ
   Những năm sau 1920, do yêu cầu xây dựng lại các phố của Hà Nội, vật liệu bằng sắt đắt khách, bên phố Hàng Đồng, Hàng Sắt làm ăn phát đạt, một số cửa hiệu bên Bát Sứ cũng chuyển sang buôn bán sắt. Hàng sắt thì buôn lại của mấy hiệu Tây phố Tràng Tiền và buôn đồ do bên phố Lò Rèn làm ra như dao kéo, lưỡi cày bừa.

Phố Bát Sứ


   Cho tới trước năm 1945, phố Bát Sứ cùng với phố Hàng Đồng bây giờ đều có tên cung là phố Bát Sứ mà Pháp dịch là Rue des Tasses (phố Hàng Chén). Ngày đó phố Hàng Đồng chính là phố Hàng Mã bây giờ. Còn đoạn đầu phố Bát Sứ vì một số cửa hàng bán đồ đồng và đồ sắt ở lan sang mà sau này chính quyền lâm thời tạm chiếm ngắt ra đặt tên là Hàng Đồng.

Phố Bát Sứ


   Cả phố Bát Sứ cũng có chừng ba mươi nhà có cửa hàng. Cũng như ở những phố buôn bán chung quanh đó, các bà, các cô bán hàng, còn các ông là " đồ nho" không làm gì chỉ vui với ấm trà cây cảnh trong nhà. Con cái đi học trường Tây ngay từ đầu thế kỷ khi mới mở trường Pháp- Việt, sau ra làm công chức.

Phố Bát Sứ


   Phố Bát Sứ dài 192m, rộng 6m. Từ số nhà 19 Hàng Vải đến số nhà 28 Bát Đàn, cắt ngang qua phố Hàng Phèn. Đây nguyên là phần đất thông Đông Thành, tổng Tiền Túc (sau đổi là Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương cũ.

Phố Bát Sứ


   Thời Pháp thuộc có tên là phố Hàng Chén, khoảng trước năm 1890 người Pháp gọi là Rue des Tasses (phố Hàng Chén), năm 1945 đổi thành phố Hàng Bát Sứ, năm 1949 vẫn giữ nguyên tên phố Hàng Bát Sứ, đến năm 1951 chia ra làm 2 đoạn: Từ Hàng Mã đến Hàng Vải là phố Hàng Đồng; Từ Hàng Vải trở xuống là phố Hàng Bát Sứ, tên phố hiện nay được chính thức gọi từ sau năm 1954.

Phố Bát Sứ


   Dấu vết của thông Đông Thành chính là đình Đông Thành ở số nhà 7 Hàng Vải. Phố này trước đây chuyên bán các thứ bát đĩa, ấm chén bằng sứ nên lấy tên mặt hàng mà đặt cho phố. Có một thời phố này còn bán các bát đĩa đồ sứ nhập từ Trung Quốc nên được gọi là phố Bát Ngô.

Phố Bát Sứ

Ca dao cũ Hà Nội còn ghi:
Bát Ngô, Hàng Sắt xem qua
Hàng Vải, Hàng Thiếc lại ra Hàng Hòm.
 
   Số nhà 32 phố này nguyên là nhà của học giả Nguyễn Văn Tố - Trưởng ban Thường trực Quốc hội đầu tiên của nước ta.
   Dân bán hàng đa số gốc Tả Thanh Oai, Cự Đà, Khúc Thủy (Hà Tây cũ). Hàng hóa đa phần lớn buôn lại hàng Trung Quốc như: thống, lộc bình, chậu hoa, bát đĩa, ấm chén.