HÀ NỘI 36 PHỐ PHƯỜNG - PHỐ HÀNG THÙNG.

Published: 12-6-2024
Hà Nội 36 phố phường - Phố Hàng Thùng ngày xưa có nhiều nhà sản xuất và bán các thứ thùng ghép bằng gỗ, gắn bằng sơn ta, dùng để gánh nước hoặc đựng nước mắm, do đó có tên gọi là phố Hàng Thùng. Hiện nay, phố này không còn làm thùng mà chỉ có những cửa hàng buôn bán nhỏ. Nay phố thuộc hai phường Lý Thái Tổ và Hàng Bạc, thuộc quận Hoàn Kiếm.
Phố Hàng Thùng
   Phố Hàng Thùng dài gần hai trăm hai mươi mét, đi từ đường Trần Quang Khải cắt ngang hai phố Hàng Tre, Nguyễn Hữu Huân rồi kết thúc ở ngã tư Hàng Bè–Hàng Dầu và nối với phố Cầu Gỗ. Phố hiện nay thuộc hai phường Lý Thái Tổ và Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Phố Hàng Thùng


  Xưa kia nơi đây nguyên là đất các thôn Sơ Trang và Đông Yên, thuộc tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương, phía đông kinh thành Thăng Long cũ. Đúng như tên gọi, phố Hàng Thùng vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 từng là một nơi sản xuất và bày bán các thứ thùng bằng tre nứa, gỗ được gắn bằng sơn ta, dùng để gánh nước hoặc đựng nước mắm.
Đây nguyên là đất thôn Sơ Trang (nửa phía đông) và thôn Đông Yên (nửa phía tây) đều thuộc tổng Tả Túc, huyện Thọ Xương cũ. Tới giữa thế kỷ XIX, thôn Sơ Trang hợp nhất với thôn Tả Lâu thành thôn Trang Lâu. Đình và đền của thôn Tả Lâu nay ở bên phố Lò Sũ còn đình và đền thôn Sơ Trang thì ở số nhà 33 phố Hàng Thùng (nhưng mặt chính lại quay ra phố Nguyễn Hữu Huân là số nhà 77). Tuy vậy nay đều gọi tất cả là đình và đền Trang Lâu.

Phố Hàng Thùng


   Thời Pháp thuộc, đây là hai phố: từ đường Trần Nhật Duật đến phố Nguyễn Hữu Huân gọi là phố Phúc Châu (rue Fou-tchéon) năm 1919 đổi ra là phố Rông-đô-ni (rue Rondony). Đoạn còn lại là phố Hàng Thùng (rue des Sceaux). Sau cách mạng, đã đổi phố Rông-đô-ni ra là phố Bình Chuẩn (một chức quan coi việc ngoại thương ngày trước). Năm 1945, gộp hai phố lại thành phố Hàng Thùng. Các lần đổi tên sau vẫn giữ nguyên tên này.

Phố Hàng Thùng


   Kéo dài từ đường Trần Nhật Duật đến phố Hàng Bè, nguyên là đất thôn Sơ Trang và thôn Đông Yên. Tới giữa thế kỷ XIX, thôn Sơ Trang hợp nhất với thôn Tả Lâu thành thôn Trang Lâu. Đình và đền thôn Tả Lâu nay ở bên phố Lò Sũ, còn đình và đền thôn Sơ Trang thì ở số nhà 33 Hàng Thùng. Tuy vậy nay đều gọi tất cả là đình và đền Trang Lâu. Đình thôn Đông Yên đối diện với đền Trang Lâu (qua phố Nguyễn Hữu Huân), vừa là nhà số 35 Hàng Thùng, vừa là nhà số 94 Nguyễn Hữu Huân, thờ Uy Linh Lang, đình mới bị dỡ năm 1970

Phố Hàng Thùng


   Theo thời gian, số gia đình làm và bán thùng tre ít dần, đến nay không còn ai theo nghề này nữa. Các hộ năng động chuyển sang kinh doanh nhiều mặt hàng khác như: ăn uống, tạp hóa, thời trang… Nổi tiếng nhất là cửa hàng nem tai ở số 37 Hàng Thùng của bà Hồng. Trải qua nhiều đời, nem ở đây vẫn giữ được hương vị thơm ngon quyến rũ rất riêng.

Phố Hàng Thùng


   Tại số nhà 22 gần ngã tư Hàng Thùng – Nguyễn Hữu Huân có ngôi đền Thọ Nam nằm lọt thỏm giữa các cao ốc và cửa hiệu sang trọng. Đền rộng 3 gian, xây theo hình chuôi vồ, diện tích khá khiêm tốn.
   Ngoài ra, trên phố còn có vài ngôi nhà cổ đáng chú ý. Năm 2008, tác phẩm điêu khắc “Ngôi nhà cổ số 13 phố Hàng Thùng” của nghệ sĩ Vương Văn Thạo đã lọt vào top 10 tác phẩm của châu Á – Thái Bình Dương tham gia cuộc thi “APB Foundation Signature Art Prize.”

Phố Hàng Thùng

 
File đính kèm:
Tải xuống