HÀ NỘI 36 PHỐ PHƯỜNG - PHỐ HÀNG TRE.

Cập nhật vào: 15-6-2024
Hà Nội 36 phố phường - Phố Hàng Tre nằm trên dải đất cát bồi ven sông Hồng khi chưa có con đê bao ngoài. Nhà cửa xưa kia thưa thớt, chủ yếu mặt phố được dùng tạm để làm bãi chứa gỗ, tre và xây xưởng cưa xẻ, dựng chuồng nhốt bò, ngựa kéo xe chở vật liệu xây dựng. Người Pháp sang đây thấy thế nên cũng gọi là “Rue des Bambous”, dịch đúng nghĩa đen tiếng Việt.
Phố Hàng Tre

   Phố Hàng Tre dài 300mét, từ ngã tư Hàng Mắm kéo xuống ngã tư Lò Sũ. Đây vốn là đất của một trong mười thôn có tên gốc là Trừng Thanh, thuộc tổng Tả Túc, sau đổi là tổng Phúc Lâm huyện Thọ Xương cũ.

Trước phố này ở sát bờ sông Hồng, tiện việc bốc dỡ tre nứa lên bờ, đồng thời có nhiều "sạp" bán tre nứa nên có tên phố Hàng Tre. Phố Hàng Tre, thế kỷ XIX còn gọi là phố Hàng Cau, vì cuối phố có nhiều cửa hàng bán cau khô. Sau Cách mạng tháng 8, được đặt lại là Hàng Tre.

Phố Hàng Tre


   Phố Hàng Tre nay thuộc phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Phố đi từ ngã tư Hàng Mắm – Hàng Muối về phía đông-nam khu phố cổ, qua đầu ngõ Bạch Thái Bưởi rồi cắt ngang phố Hàng Thùng đến ngã tư Lò Sũ – Hàng Vôi.

Phố Hàng Tre


   Phố Hàng Tre xưa thuộc đất thôn Trừng Thanh, tổng Tả Túc, huyện Thọ Xương cũ. Đến cuối thế kỷ 19 đoạn đầu phố từng có tên là Hàng Cau vì tập trung dân buôn bán cau tươi và cau khô chở bằng thuyền từ các tỉnh về. Sang thời Pháp thuộc, việc xây dựng những công trình công cộng lớn bên phố Bờ Sông (tức “Quai Clémenceau”, nay là phố Trần Quang Khải) làm cho những người buôn bán cau phải chuyển hoạt động về phố Hàng Bè gần đấy.

Phố Hàng Tre

   Phố Hàng Tre nguyên đất bờ sông khi chưa có con đê ngoài, đó là chỗ chứa gỗ cây và nơi dựng xưởng xẻ gỗ, nơi nhốt bò và ngựa kéo xe gỗ. Đến đầu thế kỷ 20, thành phố mở mang và xây dựng thêm thì tre gỗ cũng không còn bán ở đây nữa. Hàng Tre không phải là một phố buôn bán, không có cửa hàng, nhà xây chủ yếu để ở nên không có nhà dãy nhiều gian cốt để cho thuê. Phố Hàng Tre có hai đoạn:

Phố Hàng Tre


- Đoạn từ phố Hàng Muối đến ngã tư Hàng Thùng, đoạn này cả hai bên mặt phố đều có nhà;
- Đoạn từ phố Hàng Thùng đến ngã tư Lò Sũ bên số chẵn có nhà còn bên số lẻ là tường dài của khu vực Nha Công chính Đông Dương, sát tường chỉ thấy nhô lên mái thấp của nhà phụ thuộc, ngôi nhà chính cao to thì quay mặt ra phố Bờ Sông.

Phố Hàng Tre
   
   Quãng giữa có một cổng sắt đi vào một ngôi nhà một tầng có nền hầm, vẫn gọi là Toà án Hàng Tre. Ngôi nhà đó hồi đầu thế kỷ 20 là trụ sở Toà án thành phố, khi xây toà án mới thì nơi đây làm trường Cao đẳng Công chính. Vì Hàng Tre là một phố nhỏ, vắng người đi lại nên năm 1954 xưởng cơ khí Đồng Tháp đã rào mặt đường lại làm chỗ sản xuất; phố bị nghẽn cho mãi đến năm 1981 mới được khai thông cùng với Hàng Vôi và Hàng Muối thành đường một chiều song song với phố Nguyễn Hữu Huân

Phố Hàng Tre


   Năm 1896 sau khi một toà án mới được xây dựng ở phố Carreau (nay là phố Lý Thường Kiệt) thì Toà án Hàng Tre trở thành trụ sở của Nha Công Chính Đông Dương. Đến đầu thế kỷ 20, Hà Nội được mở rộng và xây dựng thêm thì tre gỗ không còn bán ở phố Hàng Tre nữa. Hàng Tre hồi đó có ít cửa hàng buôn bán, nhà cửa chủ yếu để cư ngụ nên thường xây thành nhiều gian cho thuê.

Phố Hàng Tre

   Ngày nay trên đoạn đầu phố Hàng Tre có nhiều cửa hàng nâng cấp nội thất ô-tô, rửa xe, thay dầu, bảo dưỡng, dán ni lông ô-tô, xe máy. Phố được mở mang, mạnh nhất là các cửa hàng ăn uống: bia hơi, chả cá, bánh đa, lạc, bún, rượu, cà phê, lẩu, phở… bình dân, ngon, rẻ.

Phố Hàng Tre