HÀ NỘI 36 PHỐ PHƯỜNG - PHỐ HÀNG VÔI.

Published: 11-6-2024
Hà Nội 36 phống phường - Phố Hàng Vôi dài khoảng 300m, nay thuộc phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Phía tây-bắc giáp phố Lò Sũ và nối với phố Hàng Tre, phía đông-nam giáp các phố Ngô Quyền, Trần Nguyên Hãn, Tông Đản và còn rẽ sang phố Trần Quang Khải bằng một đoạn ngắn.
Phố Hàng Vôi

   Phố Hàng Vôi đi từ phố Lò Sũ nối liền phố Hàng Tre đến phố Ngô Quyền, Tông Đản thuộc quận Hoàn Kiếm. Phố này trước đây nằm sát bờ sông Hồng, tiện cho thuyền bè các nơi cập bến, bốc dỡ hàng nặng, có nhiều chỗ nung vôi và bán vôi, do đó có tên là Hàng Vôi. Phố có chiều dài 1,5 km. Phía Tây giáp với Hàng Tre, phía Đông Nam giáp với Tông Đản. Các tuyến phố cắt ngang: Lê Lai - Ngô Quyền - Trần Nguyên Hãn - Lò Sũ.

Phố Hàng Vôi

   Hàng Vôi là đất thôn Trừng Thanh, Kiếm Hồ, thuộc tổng Tả Túc (sau đổi là tổng Phúc Lâm), huyện Thọ Xương cũ.
   Phố Hàng Vôi có tê từ trước thời Pháp thuộc, sau người Pháp gọi là rue de la Chaux, năm 1945 tách ra làm 2 phố là phố Hàng Vôi và phố Gia Định, năm 1949 giữ nguyên tên phố Hàng Vôi, năm 1951 phố Hàng Vôi được xác định từ phố Alber Pouyanne (phố Lò Sũ) đến phố Dominé (phố Lê Lai).
Nay thuộc phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm.

Phố Hàng Vôi

   So vào bản đồ Hà Nội 1831 thì phố này hầu như chạy song song ở bên ngoài bức tường phía đông của tòa thành đất bao bọc kinh thành Thăng Long. Trước đây có nhiều nhà bán vôi cục vì phố này ở sát ngay sông Hồng, tiện cho thuyền vôi các tỉnh Đoài, tỉnh Nam tới cập bến bốc dỡ. Ngày ấy chưa có phố Lý Thái Tổ. Phố này còn là thân bức tường của lũy đất chạy bao quanh kinh thành Thăng Long cũ nên dân đã bán vôi ngay cả ở dưới chân lũy. Cuối thế kỷ XIX, Pháp cho phá toàn bộ lũy này để lập ra phố Courbet tức nay là Lý Thái Tổ song dân khi đó vẫn gọi đoạn giữa phố này là Hàng Vôi, do đó Trường tiểu học Courbet do Pháp xây năm 1910 mặt quay ra phố này nhưng dân ta vẫn gọi là Trường Hàng Vôi.

Phố Hàng Vôi

   Ngày nay ở gác hai của ngôi nhà số 7 phố này là đền thờ Lê Lợi. Đây là nơi duy nhất thờ vị anh hùng Lam Sơn ở thành phố Hà Nội. Đền này cũng mới dời tới đay khoảng năm 1920. Trước đó, đền ở vào chỗ phố Lý Thái Tổ ngày nay, quãng các số nhà 20, 22. Tới năm 1920, thực dân Pháp bắt dỡ đi để lấy đất xây Sở Canh nông (bây giờ là trụ sử Viện Văn học). Có nhà họ Lê ở thôn này mua ngôi nhà số 7 Hàng Vôi và chuyển đồ thờ đến lập ra nơi thờ mới. Hiện nay ở đây vẫn còn đôi câu đối nhắc lại tên thôn cũ:

Phố Hàng Vôi
Đại để uy linh quang kiếm khí
Tiểu dân ninh thiếp tĩnh hồ lan.
Nghĩa là:
Oai linh Đại đế ngời hơi kiếm
Yên ổn dân đen lặng sóng hồ.

Phố Hàng Vôi

Phố Hàng Vôi

Phố Hàng Vôi