HÀ NỘI 36 PHỐ PHƯỜNG - PHỐ HÀNG NÓN.

Cập nhật vào: 4-6-2024
Hà Nội 36 phố phường - Hàng Nón một con phố nhỏ trong khu phố cổ Hà Nội, kéo dài từ đầu Hàng Quạt tới điểm giao cắt với phố Đường Thành, xưa  thuộc đất Yên Nội, tổng Tiền Túc của kinh thành Thăng Long xưa. Phố xưa gắn bó với hình ảnh thân thuộc với mỗi người dân Việt, chiếc nón dung dị mang hồn xứ sở...
   Vào đầu thế kỷ 20 trở về trước, người Hà Nội hầu như ai cũng đội nón khi ra đường. Đó là thời hoàng kim của phố Hàng Nón...

Phố Hàng Nón

   Hình ảnh những chiếc nón thời ấy thân thuộc với mỗi người dân Việt. Nón lá già, nông và dày, khâu bằng móc đen. Nón mũ chảo tựa như cái chảo gang, nón lính như cái đĩa to được ken bằng cật tre, ở giữa có chỏm bằng đồng như mũi giáo nhỏ. Nón Nghệ, rộng như cái bánh xe, đường kính có khi rộng gần cả mét, thành nón cũng cao tới 10cm, giữa có khua như 1 cái hộp tròn đan bằng mây hoặc tre để đội lên đỉnh đầu, vào vành khăn… Nón ba tầm thì sâu hơn nhưng đều có quai thao buộc vào 2 cái thẻ trên đỉnh nón. Cỗ thao là 12 sợi dây tròn dệt bằng tơ, hai đầu có tua, dài chừng gang tay, nhuộm màu thâm hoặc tím…

Phố Hàng Nón

   Phố Hàng Nón đã có từ thời nhà Lê trung hưng, vốn nằm trên đất thôn Yên Nội - Đông Thành, tổng Tiền Túc (sau đổi là tổng Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương cũ; rất lâu trước khi Thực dân Pháp sang chiếm nước ta. Đoạn phố cũ mang tên Hàng Nón vì xưa kia ở đây vốn có nhiều cửa hàng bán các loại nón khác nhau, kể cả nón "tu lờ" dành cho các nhà sư trong chùa.

Thời Pháp thuộc, chính quyền Pháp đổi tên từ Hàng Nón thànhRue des Chapeaux, theo nghĩa đen là Phố Hàng Mũ. Nếu muốn tả đúng hình dáng thì là "mũ hình chóp" (chapeaux coniques), dịch từ chữ Hàng Nón. Năm 1945, Thị trưởng Trần Văn Lai cho lấy lại tên cũ, do đó phố này chính thức được gọi là phố Hàng Nón.

Phố Hàng Nón

   Từ cuối thập niên 1910, trừ những người Hà Nội có tuổi, đàn ông không ai đội nón nữa, họ đội khăn bịt, che ô; đàn bà sang trọng dùng dù vải. Ngoài đường chỉ thấy những người lao động nặng nhọc lam lũ còn đội nón lá. Cửa hàng bán nón ở trong phố thưa dần, về sau sót lại vài ba nhà giữ nghề cũ, nón chỉ còn thấy bán ở trong các chợ.

Những chủ hiệu nón ở phố Hàng Nón dần dần chuyển sang bán cả mặt hàng khác. Có mấy cửa hàng hồi đó kinh doanh các loại guốc sơn dùng cho phụ nữ như Mỹ Sinh và Mỹ Thịnh; chủ hiệu là người làng Hà Vỹ, một làng có nghề sơn ta cổ truyền. Họ từ phố Hàng Hòm dọn đến đây, mua guốc gỗ đẽo sẵn rồi sơn mầu để bán.

Phố Hàng Nón

   Do vậy, các cửa hàng bán nón ở trong phố Hàng Nón thưa dần, về sau chỉ sót lại vài ba nhà giữ nghề cũ. Những chủ hiệu nón ở phố Hàng Nón dần dần chuyển sang bán cả mặt hàng khác. Ngày nay, các mặt hàng được buôn bán trên phố Hàng Nón khá phong phú, với một số mặt hàng đặc trưng

  Hàng quán trên phố Hàng Nón khá phong phú, và đây là một trong những tuyến phố lý tưởng để khám phá ấm thực vỉa hè Hà Nội.

  Nhà số 15 Hàng Nón, thuộc phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội là nơi Tổng công hội Bắc Kỳ, tổ chức Công đoàn đầu tiên, được thành lập ngày 28/7/1929.

Phố Hàng Nón


Nhà số 15 Hàng Nón được xây 2 tầng, diện tích 2,5m x 25m theo kiểu nhà hình ống, đặc thù kiến trúc của khu phố cổ Hà Nội. Trước đây sân nhà và cầu thang bằng gỗ. Năm 1990, gia đình đã sửa chữa và làm thêm tầng 3.

   Cũng như nhiều phố cổ ở thủ đô Hà Nội, người Hàng Nón cũng có truyền thống "buôn có bạn, bán có phường". Phố đã tạo được nét đặc trưng cho riêng mình với bản sắc của những mặt hàng trong thời kỳ đổi mới, nhưng tên "phố Hàng Nón" thì vẫn còn trong lòng những người Hà Nội xa quê, gợi nhớ về một phố nghề Hà Nội.

Phố Hàng Nón